Sự nhún nhường, hoặc sự khiêm tốn có lẽ đã bị đánh giá thấp. Nó nghe có vẻ giống một đặc điểm gì đó trong kinh thánh, nhiều những nhà dẫn đầu của các tín ngưỡng đã mô tả như là tính nhún nhường.
Tuy nhiên, chỉ bởi vì sự khiêm tốn nó là phiên bản cũ không có nghĩa nó không còn quan trọng.
Bài viết này giải thích nhiều hơn về nghĩa của sự khiêm tốn, và nó là một phần quan trọng của phát triển lòng tự trọng như thế nào, sự nghiêm khắc, và sự quyết đoán, không có sự công kích và giận dữ.
Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn (humility), n. trạng thái hoặc phẩm chất của sự nhún nhường: hoàn thiện suy ngĩ: sự nhã nhặn
Tính nhún nhường (humble), adj. thấp: thấp kém: sự khiêm tốn: sự nhún nhường: có quan điểm thấp về bản thân.
Chambers English Dictionary, 1988 edition
Những cái định nghĩa trên về sự khiêm tốn nghe có vẻ rất là tiêu cực. Nhưng sự khiêm tốn, theo các chuyên gia dẫn đầu của các tín ngưỡng lớn, thì nó không tiêu cực. Ý kiến của họ về chính họ thi rất là thấp, trong ngữ cảnh này họ hiểu rằng họ không quan trọng hơn người khác. Họ cũng hiểu rằng họ không quan trọng hơn người khác. Ví dụ như chúa Jesus đã rất là ngại ngùng với sự đấu tranh cho quyền lợi của chính ông ấy để thể hiện ra cho người khác, đặc biệt là những ai nghèo và đang chật vật, và ngài ấy đã nói với những người có quyền thế giống như cách mà ngài ấy nói với những người khác.
Nói cách khác, sự khiêm tốn không phải là sự khinh bỉ hoặc là cho phép người khác bước qua bạn.
Thay vào đó, nó cho thấy là mỗi con người đều cân bằng giá trị: một sự công nhận rằng bạn không bị đánh giá thấp hơn hay nhiều hơn một người khác.
Tại sao sự khiêm tốn lại quan trọng
Một trong những lý do tại sao tính khiêm tốn nó có vẻ như rất lạc hậu chúng ta phải nhìn ra cho chính mình, bởi vì không ai khác sẽ làm nó.
“It’s a dog-eat-dog world, you know!” tạm dịch “đó là thế giới chó ăn thịt chó, bạn biết đấy”
Điểm này của sự đề nghị xem xét rằng chúng ta cần thức đẩy để chúng ta có cái mà chúng ta cần trong cuộc sống, cái mà đi theo sự kiêu hãnh, có lẽ sẽ đối nghịch với sự khiêm tốn.
Tuy nhiên, theo bài viết của chúng tôi về sự quyết đoán, lập luận rằng điều đó thích hợp để trở nên quyết đoán: để có thể đứng lên cho bản thân và người khác, đưa ra ý kiến quan điểm của mình một cách bình tĩnh.
Sự quyết đoán nó rất là thích hợp với sự khiêm tốn: nó công nhận rằng mỗi người đều có quyền công bằng để được lắng nghe, và cho phép mọi người đưa ra quan điểm của mình. Thực vậy, nó có thể để lập luận rằng không chỉ sự quyết đoán nó thích hợp với sự khiêm tốn mà sự khiêm tốn còn rất là thiết yếu để phát triển sự quyết đoán.
Nói một cách khác, không có một công nhận nào là bạn không quan trọng nhiều hơn hoặc ít hơn với một người khác, thì không thể để công nhận rằng mỗi người có quyền bình đẳng để được lắng nghe hoặc lắng nghe người khác một cách cởi mở.
Cái gì là sự hòa hợp giữa sự khiêm tốn và lòng tự trọng?
Lòng tự trọng là cách mà bạn cảm nhận bản thân. Định nghĩa của chúng tôi là sự khiêm tốn là “có quan điểm thấp về bản thân”, cái mà gần như liên kết với lòng tự trọng. Tuy nhiên, trở nên nhún nhường không có nghĩa là có ý kiến tệ về bản thân, nhưng tốt hơn là chấp nhận bản thân và có trạng thái tốt, giống như giới hạn của bản thân, công nhận rằng người khác cũng có trạng thái tốt và bằng với chất lượng với mình.
Phát triển sự khiêm tốn
Đối với nhiều người trong chúng ta, khiêm tốn là một trong những đặc điểm khó phát triển nhất, bởi vì nó phải bắt đầu từ sự thừa nhận rằng bạn không phải lúc nào cũng đúng và rằng bạn không có tất cả các câu trả lời.
Nó cũng đòi hỏi sự chấp nhận bản thân mà nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó khăn.
Tương đối dễ khiêm tốn khi bạn đang ở vị trí thấp, vì là: mới vào nghề, hoặc rất kém cỏi. Tuy nhiên, khi bạn càng có thâm niên, bạn càng có nhiều khả năng có những người tìm đến bạn để tìm câu trả lời và bạn càng thấy mình tin rằng mình có thể giúp đỡ.
Nếu không cẩn thận, bạn có thể đạt đến các vị trí cấp cao — ngay thời điểm mà bạn cần sự khiêm tốn nhất — tin rằng bạn ít nhiều không thể sai lầm.
Để cố gắng trau dồi tính khiêm tốn, bạn có thể muốn thử một hoặc nhiều hoạt động sau:
- Dành thời gian lắng nghe người khác
Phẩm chất quan trọng của sự khiêm tốn là coi trọng người khác và giúp họ được lắng nghe. Dành thời gian lắng nghe người khác, và rút ra cảm xúc và giá trị của họ, giúp họ thể hiện bản thân, là một cách rất hiệu quả để bắt đầu hiểu điều này.
Điều quan trọng cần nhớ là bạn không cố gắng giải quyết vấn đề của họ hoặc trả lời họ: chỉ lắng nghe và phản hồi họ như một người đồng hành.
Có nhiều thông tin hơn về điều này trong các trang của chúng tôi về Kỹ năng Nghe.
- Thực hành chánh niệm và tập trung vào hiện tại
Một phần quan trọng của chánh niệm là chấp nhận những gì đang có, thay vì phán xét và bình luận về nó. Một yếu tố quan trọng của sự khiêm tốn là chấp nhận mọi lỗi lầm của bản thân, thay vì phán xét bản thân vì những thiếu sót của mình. Điều đó không có nghĩa là bạn không nên phấn đấu để cải thiện, mà là tích cực hơn là mắng mỏ bản thân vì những phẩm chất tiêu cực của bạn.
Có thêm thông tin về điều này, bao gồm một số thực hành hữu ích, trong trang của chúng tôi về Chánh niệm.
- Hãy biết ơn những gì bạn có
Nói cách khác, hãy dành thời gian để ‘đếm những phước lành của bạn’ và biết ơn họ. Bạn rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực của việc muốn nhiều hơn, cho dù là ở bản thân hay bên ngoài. Dành thời gian để dừng lại và ghi nhớ những gì bạn phải biết ơn, là một cách tốt để trau dồi một khuôn khổ tâm trí khiêm tốn và tích cực hơn.
Có nhiều hơn về điều này trong trang của chúng tôi về Lòng biết ơn.
- Yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần nó
Có lẽ, nhiều người trong chúng ta sẽ nhận ra một cách thô bạo, một hình thức tự hào nằm ở việc có thể giải quyết các vấn đề của chính mình. Do đó, sự khiêm tốn nằm ở việc nhận biết khi nào chúng ta cần giúp đỡ và có thể yêu cầu nó một cách thích hợp. Bạn có thể thấy hữu ích khi đọc trang của chúng tôi về Phân tích giao dịch để xác định cách yêu cầu trợ giúp mà không làm mất đi cảm giác bình đẳng.
- Tìm kiếm phản hồi từ những người khác một cách thường xuyên
Điều này có lẽ đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, nhưng tất cả chúng ta đều có thể đạt được khi lắng nghe những gì người khác nghĩ về mình. Dành thời gian để yêu cầu người khác cung cấp phản hồi, ẩn danh nếu cần và nói rõ rằng bạn hoan nghênh ý kiến của họ. Lắng nghe phản hồi một cách cởi mở và sau đó biết ơn.
Có nhiều thông tin hơn về điều này trong trang của chúng tôi về Cho và Nhận phản hồi.
- Xem lại hành động của bạn đối với ngôn ngữ của sự kiêu hãnh
Kiêu căng và ngạo mạn, bao hàm cả sự tự mãn, hợm hĩnh và phù phiếm, là những từ khó chịu. Đôi khi khó tránh khỏi cảm giác hơi tự hào về bản thân, hoặc viển vông, hoặc thậm chí hợm hĩnh. Chẳng hạn như cảm thấy như vậy sẽ rất dễ chịu, chẳng hạn như chúng ta đã làm được điều gì đó tốt và mọi người đang khen ngợi chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng không gọi những cảm xúc này bằng tên, bởi vì bản thân các từ này đã mang hàm ý tiêu cực.
Để trau dồi tính khiêm tốn, hãy xem xét lại cảm xúc của bạn đối với những lời nói: hãy tự hỏi bản thân rằng ‘đó có phải là người hợm hĩnh không?’, ‘Lúc đó mình có hơi viển vông không?’ Và thành thật về câu trả lời. Nhận biết và đặt tên cho những cảm xúc này là một bước tốt để hướng tới sự khiêm tốn.
Một suy nghĩ cuối cùng
Khiêm tốn nghe có vẻ cổ hủ, nhưng điều đó không có nghĩa là bây giờ khiêm tốn một chút không còn quan trọng nữa.
Trong một thời đại mà nhiều người than phiền về sự tập trung của cái tôi và cái tôi đang ngày càng gia tăng trên thế giới, có lẽ tất cả chúng ta nên cố gắng phát triển một cách tiếp cận khiêm tốn hơn.